Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

thumbnail

Các nguyên nhân Google Merchant Center Tài khoản, nguồn cấp dữ liệu hoặc mặt hàng bị từ chối

 


 

Bạn có thể khắc phục tài khoản, nguồn cấp dữ liệu hoặc mặt hàng bị từ chối mà không cần gửi biểu mẫu này. Chúng tôi đưa ra quyết định từ chối vì bạn không đáp ứng các yêu cầu về chính sách của Quảng cáo mua sắm hoặc đặc tả dữ liệu sản phẩm. Dưới đây là những lý do từ chối thường gặp nhất và những việc bạn có thể thực hiện:

 

Để hiểu rõ hơn về những lý do từ chối trong tài khoản của bạn, hãy sử dụng trang Chẩn đoán hoặc kiểm tra email thông báo chúng tôi đã gửi đến thông tin liên hệ qua email của bạn. Bạn cũng có thể xem email này trong mục lưu trữ thư trên tài khoản Merchant Center.

 

Nếu bạn đã khắc phục các vấn đề và muốn yêu cầu xem xét, vui lòng kiểm tra trang Chẩn đoán trong tài khoản Merchant Center để xem có nút "Yêu cầu xem xét" hay không. Hãy tìm hiểu thêm về các lỗi vi phạm chính sách và vi phạm dữ liệu sản phẩm.

thumbnail

Làm cách nào để tìm ID Trang Facebook?

 Làm cách nào để tìm ID Trang Facebook?

Chia sẻ bài viết

Cách tìm ID Trang của bạn:

  1. Trên Bảng tin, nhấp vào Trang ở menu bên trái.
  2. Nhấp vào tên Trang để đi tới Trang.
  3. Nhấp vào Giới thiệu ở cột bên trái. Nếu không thấy Giới thiệu ở cột bên trái, nhấp vào Xem thêm.
  4. Cuộn xuống để tìm ID Trang bên dưới Thông tin thêm.

Thông tin công khai trên Facebook là gì?



Bất kỳ ai cũng đều xem được nội dung công khai. Bất kỳ ai tức là bao gồm những người không phải bạn bè của bạn, những người bên ngoài Facebook và những người sử dụng file phương tiện khác như bản in, bản phát sóng (ví dụ: truyền hình) và các nền tảng khác trên Internet. Ví dụ: nếu bạn sử dụng các dịch vụ của chúng tôi để đăng bình luận công khai theo thời gian thực lên một chương trình truyền hình, bình luận đó có thể xuất hiện trong chương trình hoặc bất kỳ nơi nào khác trên Facebook.

Thông tin nào là công khai?

Thông tin bạn chia sẻ luôn công khai: Một số thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi khi điền vào trang cá nhân sẽ hiển thị công khai, chẳng hạn như độ tuổi, ngôn ngữ và quốc gia. Chúng tôi cũng sử dụng một phần trang cá nhân của bạn - gọi là Trang cá nhân công khai - để kết nối bạn với gia đình và bạn bè. Trang cá nhân công khai bao gồm tên, giới tính, tên người dùng và ID người dùng (số tài khoản), ảnh đại diện, ảnh bìa và mạng lưới quan hệ của bạn. Thông tin này cũng công khai. Nhờ đó, chúng tôi kết nối bạn theo một số cách như sau:

  • Mọi người sẽ nhận ra bạn qua tên, ảnh đại diện và ảnh bìa.
  • Chúng tôi mô tả bạn dựa vào giới tính (ví dụ: "Thêm cô ấy làm bạn bè").
  • Người khác tìm thấy bạn dễ dàng hơn nhờ mạng lưới quan hệ của bạn (ví dụ: trường học, nơi làm việc).
  • Tên người dùng và ID người dùng (ví dụ: số tài khoản) đều có trong URL của trang cá nhân bạn.
  • Bạn nhận được nội dung phù hợp với độ tuổi của mình.
  • Dựa vào ngôn ngữ và quốc gia, chúng tôi mang đến nội dung và trải nghiệm phù hợp.

Thông tin bạn chia sẻ công khai: Khi bạn chọn chia sẻ Công khai (ví dụ: khi bạn chọn Công khai trong công cụ chọn lọc đối tượng), nội dung chia sẻ đó sẽ được xem là thông tin công khai. Nếu bạn chia sẻ nội dung nào đó nhưng không thấy bộ chọn đối tượng hoặc phần cài đặt quyền riêng tư khác, thông tin đó cũng công khai. Tìm hiểu thêm về cách chỉnh sửa việc ai có thể xem thông tin cơ bản trên trang cá nhân Facebook của bạn và sử dụng công cụ chọn lọc đối tượng để kiểm soát việc bạn sẽ chia sẻ với đối tượng nào khi đăng bài lên Facebook.

Nội dung người khác chia sẻ: Nếu người khác chia sẻ thông tin về bạn, ngay cả khi đó là thông tin bạn chia sẻ với họ nhưng không công khai, họ có thể chọn công khai thông tin đó. Đồng thời, khi bạn bình luận về bài viết công khai của người khác, bình luận của bạn cũng hiển thị công khai.

Bài viết trên Trang Facebook hoặc nhóm công khai: Trang Facebook và nhóm công khai đều là không gian công khai. Bất kỳ ai thấy được Trang hoặc nhóm này đều có thể thấy bài viết hoặc bình luận của bạn. Nói chung, khi bạn đăng hoặc bình luận lên Trang hoặc nhóm công khai, tin có thể được đăng trong Bảng tin cũng như những nơi khác trên hoặc ngoài Facebook.

Lưu ý rằng thông tin công khai có thể:

  • Liên kết với bạn, ngay cả bên ngoài Facebook.
  • Hiển thị khi ai đó tìm kiếm trên Facebook hoặc trên công cụ tìm kiếm khác.
  • Được truy cập bởi các trò chơi, ứng dụng tích hợp với Facebook và các trang web mà bạn và bạn bè sử dụng.
  • Được truy cập bởi bất kỳ ai sử dụng API của chúng tôi, như API Đồ thị.
thumbnail

Giới thiệu về từ khóa trong các chiến dịch trên Mạng Tìm kiếm trên công cụ tìm khiếm của Google

 

Giới thiệu về từ khóa trong các chiến dịch trên Mạng Tìm kiếm

Từ khóa là những từ hoặc cụm từ dùng để so khớp quảng cáo của bạn với những cụm từ mà mọi người đang tìm kiếm.

Việc chọn các từ khóa chất lượng cao, phù hợp cho chiến dịch quảng cáo của bạn có thể giúp bạn tiếp cận những khách hàng mà bạn muốn vào thời điểm mong muốn.

Bài viết này giải thích cách hoạt động của từ khóa, nơi quảng cáo của bạn sẽ hiển thị.

Cách hoạt động

Để quảng cáo của bạn xuất hiện khi mọi người tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, từ khóa bạn chọn cần phải khớp với những từ hoặc cụm từ mọi người tìm kiếm.

Ví dụ

Nếu bạn bán đĩa frisbee, bạn có thể thêm "mua đĩa frisbee" làm từ khóa trong chiến dịch Google Ads của mình. Khi mọi người nhập "mua đĩa frisbee" trên Google Tìm kiếm, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, nếu Chiến dịch tìm kiếm của bạn cũng nhắm mục tiêu Mạng Hiển thị, thì quảng cáo của bạn cũng có thể xuất hiện trên các trang web về đĩa frisbee cao cấp.

Khi khách hàng tìm kiếm một cụm từ khớp với từ khóa của bạn, quảng cáo của bạn sẽ tham gia vào một phiên đấu giá để xác định xem quảng cáo có xuất hiện hay không. Tìm hiểu thêm về phiên đấu giá quảng cáo.

Chi phí cho mỗi từ khóa sẽ khác nhau, tùy thuộc vào chất lượng của từ khóa, mức độ cạnh tranh của bạn trong phiên đấu giá và các yếu tố khác. Hãy đảm bảo các từ khóa và trang đích của bạn có liên quan chặt chẽ đến những cụm từ mà khách hàng có thể đang tìm kiếm. Để giúp bạn hiểu rõ về chất lượng của từ khóa, mỗi từ khóa sẽ có một Điểm chất lượng.

Điểm số này dựa trên tỷ lệ nhấp dự kiến, mức độ liên quan của quảng cáo và trải nghiệm trang đích. Thông thường, quảng cáo có chất lượng càng cao và càng liên quan đến cụm từ tìm kiếm của người dùng, thì có chi phí càng thấp và vị trí quảng cáo càng tốt. Tìm hiểu cách để đảm bảo hiển thị quảng cáo liên quan.

Cách để từ khóa của bạn khớp với cụm từ tìm kiếm

Bạn có thể sử dụng các kiểu khớp từ khóa để chọn những cụm từ tìm kiếm mà từ khóa của bạn có thể so khớp. Với kiểu khớp chính xác, từ khóa của bạn sẽ chỉ hiển thị cho các cụm từ tìm kiếm có cùng ý nghĩa với từ khóa đó. Với kiểu khớp cụm từ, từ khóa của bạn có thể hiển thị trên các cụm từ tìm kiếm bao hàm ý nghĩa của từ khóa.

Nếu bạn không chỉ định kiểu khớp, từ khóa của bạn sẽ mặc định là kiểu khớp mở rộng và có thể khớp với những cụm từ tìm kiếm có liên quan đến từ khóa của bạn. Tìm hiểu thêm về các tùy chọn so khớp từ khóa.

Cách loại trừ cụm từ tìm kiếm

Để ngăn không cho quảng cáo của bạn hiển thị cho những cụm từ tìm kiếm cụ thể, bạn cũng có thể thêm từ khóa phủ định.

Từ khóa phủ định có thể giúp bạn đảm bảo rằng quảng cáo của bạn chỉ hiển thị cho những cụm từ tìm kiếm mà bạn muốn. Tìm hiểu thêm về từ khóa phủ định.

Ví dụ

Nếu bạn bán trang phục cho chó, thì bạn có thể nhắm mục tiêu cụm từ tìm kiếm “trang phục cho thú cưng”, và thêm "mèo" làm từ khóa phủ định để đảm bảo quảng cáo của bạn không xuất hiện với những người tìm kiếm trang phục cho mèo.

Vị trí xuất hiện quảng cáo

Bạn có thể chọn nhắm mục tiêu quảng cáo theo một số mạng quảng cáo khác nhau. Các từ khóa hoạt động hơi khác nhau trên mỗi mạng:

  • Google Tìm kiếm và các trang web đối tác tìm kiếm: Khi tạo nhóm quảng cáo, bạn chọn từ khóa có liên quan đến cụm từ mà mọi người sử dụng khi tìm kiếm, để quảng cáo tiếp cận khách hàng ngay khi họ đang tìm kiếm những sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
  • Mạng Hiển thị của Google: Nếu bạn đã chọn hiển thị quảng cáo trên các trang web thuộc Mạng Hiển thị, Google Ads sẽ sử dụng các từ khóa của bạn để đặt quảng cáo bên cạnh nội dung phù hợp với quảng cáo. Công nghệ của Google sẽ quét nội dung và địa chỉ web của trang web và tự động hiển thị quảng cáo có từ khóa phù hợp với chủ đề hoặc địa chỉ web của trang đó. Ví dụ: trên trang web có chứa công thức làm bánh sô cô la hạnh nhân, Google Ads có thể hiển thị quảng cáo về công thức làm bánh sô cô la hạnh nhân hoặc công thức làm món tráng miệng ngon. Tìm hiểu cách chọn từ khóa cho các chiến dịch trên Mạng Hiển thị.

Mẹo

  • Chọn từ khóa của bạn một cách cẩn thận. Hãy sử dụng các từ hoặc cụm từ mà khách hàng sẽ sử dụng để mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đảm bảo từ khóa của bạn có liên quan trực tiếp đến chủ đề của quảng cáo và trang mà bạn đang hướng khách hàng của mình đến. Từ khóa có hai hoặc ba từ có xu hướng hoạt động hiệu quả nhất.
  • Nhóm các từ khóa tương tự thành các nhóm quảng cáo.Hãy thử nhóm các từ khóa của bạn thành các chủ đề. Các chủ đề này có thể dựa trên sản phẩm, dịch vụ hoặc các danh mục khác của bạn. Ví dụ: nếu bán nhẫn, bạn có thể có một nhóm từ khóa cho "nhẫn đính hôn" và một nhóm từ khóa khác cho "nhẫn cưới". Khi đó, bạn có thể tạo các nhóm quảng cáo riêng biệt cho các nhóm từ khóa này và có các quảng cáo cụ thể cho "nhẫn đính hôn" và các quảng cáo cụ thể cho "nhẫn cưới".

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

thumbnail

Giới thiệu về những thay đổi đối với kiểu khớp cụm từ và công cụ sửa đổi kiểu khớp mở rộng

 Vào tháng 2 năm 2021, kiểu khớp cụm từ sẽ bắt đầu tích hợp các hành vi của công cụ sửa đổi kiểu khớp mở rộng (BMM) để đơn giản hóa các từ khóa và giúp bạn dễ dàng tiếp cận các khách hàng phù hợp. Với thay đổi này, cả từ khóa khớp cụm từ và công cụ sửa đổi kiểu khớp mở rộng sẽ có cùng hành vi so khớp và có thể hiển thị quảng cáo cho các cụm từ tìm kiếm bao hàm ý nghĩa của từ khóa. Điều này cũng có nghĩa là hành vi so khớp mới sẽ xem xét thứ tự từ khi có liên quan đến ý nghĩa. Ví dụ: từ khóa khớp cụm từ “dịch vụ chuyển đồ từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội” sẽ tiếp tục chứa các cụm từ tìm kiếm như “dịch vụ chuyển đồ giá phải chăng từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội”. Từ khóa khớp cụm từ này cũng sẽ chứa những cụm từ tìm kiếm thường chỉ khớp theo công cụ sửa đổi kiểu khớp mở rộng, chẳng hạn như "dịch vụ chuyển công ty từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội". Kiểu khớp cụm từ không hiển thị quảng cáo cho các cụm từ tìm kiếm có từ ngữ bị đảo ngược (ví dụ: những người muốn chuyển đồ từ “Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh”).

Giới thiệu về những thay đổi đối với kiểu khớp cụm từ và công cụ sửa đổi kiểu khớp mở rộng [Sơ đồ]

Kể từ tháng 7 năm 2021, tính năng tạo từ khóa BMM sẽ không còn hoạt động, nhưng chức năng so khớp sẽ vẫn hoạt động cho kiểu khớp cụm từ. Các từ khóa BMM hiện tại sẽ tiếp tục phân phát bằng cách sử dụng hành vi mới. Để biết thêm thông tin về thay đổi này, hãy đọc bài đăng thông báo chính thức về hành vi mới này.

Trước tiên, thay đổi này sẽ áp dụng cho các nhà quảng cáo bằng những ngôn ngữ sau: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Nga. Đối với tất cả các ngôn ngữ Google Ads khác, hành vi so khớp mới sẽ được triển khai vào cuối năm nay.

Bạn sẽ không cần thực hiện bất kỳ hành động cụ thể nào cho từ khóa khớp cụm từ hoặc từ khóa BMM của mình để thấy các thay đổi này. Nếu bạn có thêm câu hỏi về các bước mà bạn có thể thực hiện, hãy xem lại danh sách Câu hỏi thường gặp dưới đây.

Lưu ý: Những thay đổi đối với kiểu khớp cụm từ và BMM sẽ không tác động đến các kiểu khớp từ khóa phủ định. Tìm hiểu thêm về từ khóa phủ định.

Câu hỏi thường gặp

Điều gì đang xảy ra với BMM?

Từ khóa BMM sẽ tiếp tục hoạt động bằng cách sử dụng hành vi so khớp cụm từ mới. 
  • Trong quá trình chuyển đổi, bạn vẫn có thể tạo từ khóa BMM bằng cách sử dụng ký hiệu BMM (+từ khóa). Từ khóa BMM sẽ hoạt động giống như kiểu khớp cụm từ đã cập nhật bằng cách sử dụng dấu ngoặc kép (“từ khóa”). Do đó, từ giờ trở đi, bạn chỉ nên tạo các từ khóa khớp cụm từ. 
  • Công cụ sửa đổi kiểu khớp mở rộng sẽ không còn hoạt động cho một từ trong từ khóa đó. Nếu bạn sử dụng từ khóa như +dịch vụ chuyển đồ, thì giờ đây, toán tử sẽ áp dụng cho cả hai từ, tương tự như +dịch +vụ +chuyển +đồ hoặc "dịch vụ chuyển đồ".
  • Kể từ tháng 7 năm 2021, bạn sẽ không thể tạo từ khóa công cụ sửa đổi kiểu khớp mở rộng mới nữa. Tuy nhiên, từ khóa BMM hiện tại của bạn sẽ tiếp tục phân phát bằng cách sử dụng hành vi so khớp mới. 
  • Tuy nhiên, bạn sẽ vẫn có thể chỉnh sửa giá thầu từ khóa và URL. Nếu bạn cố gắng chỉnh sửa văn bản từ khóa, kiểu khớp từ khóa sẽ được cập nhật thành kiểu khớp cụm từ. 

Hành vi mới này sẽ được áp dụng cho cả kiểu khớp cụm từ và BMM để bạn có thể duy trì toàn bộ hiệu quả hoạt động của mình. Bạn sẽ không phải thực hiện bất kỳ hành động nào ngay lập tức. Vì từ khóa khớp cụm từ và từ khóa BMM sẽ hoạt động theo cách giống nhau, nên bạn có thể nhận thấy việc bắt đầu sử dụng kiểu khớp cụm từ trở nên dễ dàng hơn.

Lưu ý: Từ khóa BMM hiện tại của bạn sẽ tiếp tục hoạt động và việc chuyển đổi từ khóa BMM không mang lại lợi ích về hiệu quả hoạt động. Nếu bạn chọn chuyển đổi từ khóa BMM thành kiểu khớp cụm từ, thì số liệu thống kê về hiệu quả hoạt động của từ khóa BMM sẽ không chuyển sang các biến thể cụm từ mới của từ khóa.

Tôi có thể thu được kết quả gì về lưu lượng truy cập thông qua kiểu khớp cụm từ và BMM?

Đối với từ khóa khớp cụm từ, bạn có thể thấy lưu lượng truy cập tăng. Bạn nên theo dõi chặt chẽ báo cáo cụm từ tìm kiếm và hiệu suất tài khoản của mình.

Đối với từ khóa BMM, đặc biệt là những từ khóa sử dụng công cụ sửa đổi trên một số từ, mà không phải tất cả các từ (ví dụ: +dịch vụ chuyển đồ), bạn có thể thấy lưu lượng truy cập giảm. Hãy xem xét việc thêm nhiều từ khóa khớp cụm từ có liên quan hơn để nhận được thêm lưu lượng truy cập và khám phá nội dung đề xuất "Thêm từ khóa" để phục hồi lưu lượng truy cập. Ngoài ra, bạn có thể so sánh hiệu quả hoạt động theo thời gian của từ khóa BMM của bạn để xem cụm từ tìm kiếm nào có lưu lượng truy cập giảm và thêm các từ khóa khớp cụm từ mới trong trường hợp lưu lượng truy cập giảm.

Tôi có thể làm gì để chuẩn bị cho thay đổi này?

Mặc dù không bắt buộc phải làm gì, nhưng bạn nên theo dõi hiệu quả hoạt động và cập nhật giá thầu, ngân sách và thông tin nhắm mục tiêu (nếu cần thiết) để điều chỉnh cho phù hợp với mọi thay đổi về hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, việc chuyển đổi trước khi triển khai có thể khiến lưu lượng truy cập giảm. Hãy xem bài đăng thông báo chính thức để biết danh sách đầy đủ các nội dung đề xuất. 

Vào tháng 2 năm 2021, chúng tôi sẽ bắt đầu triển khai hành vi so khớp mới cho cả từ khóa khớp cụm từ và từ khóa BMM bằng tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Nga.

Kể từ tháng 7 năm 2021, kiểu khớp cụm từ đã cập nhật sẽ có hiệu lực cho tất cả các ngôn ngữ còn lại. Trong thời gian chờ đợi, các từ khóa kiểu khớp cụm từ và kiểu khớp mở rộng được sửa đổi bằng các ngôn ngữ này sẽ tiếp tục sử dụng định nghĩa cũ:

  • Kiểu khớp cụm từ: So khớp cụm từ tìm kiếm của người dùng với cụm từ khóa (hoặc các biến thể gần giống của cụm từ) với các từ bổ sung trước hoặc sau cụm từ đó. Các biến thể gần giống bao gồm những cụm từ có cùng ý nghĩa.
  • Công cụ sửa đổi kiểu khớp mở rộng: So khớp cụm từ tìm kiếm của người dùng với tất cả các cụm từ khóa được chỉ định bằng dấu + (hoặc biến thể gần giống của các cụm từ đó) theo bất kỳ thứ tự nào. Các biến thể gần giống bao gồm những cụm từ có cùng ý nghĩa. Các từ bổ sung có thể xuất hiện trước, sau hoặc giữa các cụm từ đó.

Thay đổi này có ảnh hưởng đến Điểm chất lượng của từ khóa của tôi không?

Thay đổi này không ảnh hưởng đến Điểm chất lượng. Tìm hiểu thêm về Điểm chất lượng

Nếu tôi có cả từ khóa BMM và từ khóa khớp cụm từ trong tài khoản của mình, từ khóa nào sẽ được ưu tiên sử dụng trong Phiên đấu giá?

Không có sự khác biệt về cách xử lý giữa từ khóa khớp cụm từ và từ khóa BMM. Thông thường, từ khóa có Thứ hạng quảng cáo cao nhất được ưu tiên sử dụng để kích hoạt quảng cáo. Tuy nhiên, vẫn có các ngoại lệ đối với lựa chọn ưu tiên. Tìm hiểu thêm về các từ khóa tương tự trong tài khoản Google Ads.

Điều gì xảy ra với các từ khóa BMM sử dụng công cụ sửa đổi trên một số từ mà không phải tất cả các từ?

Công cụ sửa đổi kiểu khớp mở rộng sẽ không còn hoạt động cho một từ trong từ khóa đó. Nếu bạn sử dụng một từ khóa như +dịch vụ chuyển đồ, thì giờ đây, toán tử sẽ áp dụng cho cả hai từ, tương tự như +dịch +vụ +chuyển +đồ hoặc "dịch vụ chuyển đồ". Để bù vào lưu lượng truy cập giảm, bạn nên thực hiện các hành động sau:

Làm cách nào để chuyển đổi từ khóa BMM thành từ khóa khớp cụm từ?

Lưu ý: Từ khóa BMM hiện tại của bạn sẽ tiếp tục hoạt động và việc chuyển đổi từ khóa BMM không mang lại lợi ích về hiệu quả hoạt động. Nếu bạn chọn chuyển đổi từ khóa BMM thành kiểu khớp cụm từ, thì số liệu thống kê về hiệu quả hoạt động của từ khóa BMM sẽ không chuyển sang các biến thể cụm từ mới của từ khóa.
Sau khi hoàn thành việc triển khai vào tháng 4 năm 2021, bạn nên chuyển đổi từ khóa BMM thành từ khóa khớp cụm từ. Chúng tôi sẽ ra mắt các công cụ khác để giúp bạn dễ dàng chuyển đổi từ khóa BMM trong suốt cả năm. Để giúp bạn xóa những từ khóa BMM trùng lặp với từ khóa khớp cụm từ, Google sẽ bắt đầu hiển thị các đề xuất để giúp bạn xóa những từ khóa BMM thừa trong cùng một nhóm quảng cáo, nơi từ khóa đó đã xuất hiện dưới dạng từ khóa khớp cụm từ. 

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

thumbnail

Yêu cầu hoàn tiền tài khoản Google ADS

 

Yêu cầu hoàn tiền

Hiển thị thông tin cho quốc gia sau:
Việt Nam
Nếu tài khoản Google Ads của bạn vẫn còn tiền, bạn có thể yêu cầu hoàn tiền bằng cách hủy tài khoản đó. Chúng tôi sẽ tự động hoàn tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng được liên kết với tài khoản Google Ads của bạn.

Thời gian xử lý: Mất 2 tuần để Google xử lý và bạn có thể phải đợi thêm một thời gian để công ty phát hành thẻ tín dụng của bạn xử lý.

Nếu bạn đã thanh toán bằng hình thức chuyển tiền, chúng tôi sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin chi tiết tài khoản ngân hàng để xử lý việc hoàn tiền. Bạn có thể xem hướng dẫn dưới đây để biết cách gửi cho chúng tôi thông tin tài khoản của bạn.

Các lý do có thể khiến bạn không được hoàn tiền

Chúng tôi không hoàn lại tiền trong các trường hợp sau:

  • Số tiền còn lại trong tài khoản của bạn là tiền có được khi bạn áp dụng mã khuyến mại.
  • Tài khoản của bạn vẫn đang hoạt động.
  • Bạn có số dư chưa thanh toán mà bạn vẫn cần phải trả.

Tiến trình hoàn tiền và các trường hợp chậm hoàn tiền

Thông thường, chúng tôi cần đến 2 tuần để xử lý việc hoàn tiền, nhưng thời gian này có thể mất đến 10 tuần nếu bạn thanh toán qua tài khoản ngân hàng bên ngoài Israel, Vương quốc Anh hoặc Hoa Kỳ. Ở Israel, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, vẫn có thể mất thêm 10 ngày làm việc để ngân hàng hoặc công ty phát hành thẻ tín dụng ghi có khoản tiền hoàn lại vào tài khoản của bạn, tùy thuộc vào quy trình của riêng họ.

Nếu bạn đã chờ hơn 12 tuần, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Để xem liệu bạn có tín dụng trong tài khoản hoặc số dư chưa thanh toán cần phải trả hay không, hãy thực hiện theo các bước sau:

  1. Nhấp vào biểu tượng công cụ Google Ads | tools [Icon], sau đó nhấp vào Tóm tắt thanh toán.
  2. Nếu tài khoản của bạn có tiền, thì khoản tiền này sẽ xuất hiện trong ngoặc đơn với nhãn "Số tiền còn lại". Nếu bạn có số dư chưa thanh toán, số dư sẽ xuất hiện mà không có dấu ngoặc đơn và sẽ được gắn nhãn "Số dư của bạn".

Trong quá trình này, bạn sẽ thấy bất kỳ khoản tiền nào mà bạn có thể được hoàn lại. Bạn cũng sẽ có cơ hội cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng của mình nếu sử dụng hình thức chuyển tiền.

Bạn có thể hủy tài khoản của mình và bắt đầu quá trình hoàn lại tiền bằng cách thực hiện theo các bước sau:

Lưu ý: Bạn phải có quyền truy cập Quản trị viên để hủy tài khoản.
  1. Đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn.
  2. Nhấp vào biểu tượng công cụ Google Ads | tools [Icon] ở đầu trang và chọn Thiết lập, rồi chọn Tùy chọn. 
  3. Ở cuối trang, bạn sẽ nhìn thấy mục Hủy tài khoản.
  4. Nhấp vào mục Hủy tài khoản này. 
  5. Trên trang tiếp theo, bạn có thể cho chúng tôi biết lý do bạn hủy tài khoản (nếu muốn). Sau đó, khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhấp vào nút Hủy tài khoản của tôi.

Nếu đổi ý, bạn có thể kích hoạt lại tài khoản của mình bằng cách đăng nhập và thực hiện theo lời nhắc. Sau đó, hãy cập nhật thông tin thanh toán và thực hiện thanh toán để bắt đầu chạy lại quảng cáo của bạn.


Mẹo

Bạn có thể hủy yêu cầu hoàn tiền nếu chúng tôi chưa gửi cho bạn email xác nhận về khoản tiền hoàn lại. Bạn chỉ cần kích hoạt lại tài khoản của mình.

thumbnail

Các Điều khoản về Chương trình Quảng cáo Google

 

Các Điều khoản về Chương trình Quảng cáo

Các Điều khoản về Chương trình Quảng cáo này (sau đây gọi là “Các Điều khoản”) được giao kết giữa Google Asia Pacific Pte. Ltd. (sau đây gọi là “Google”) và tổ chức thực hiện Các Điều khoản này hoặc tổ chức chấp nhận Các Điều khoản này dưới dạng điện tử (sau đây gọi là “Khách hàng”). Các Điều khoản này chi phối sự tham gia của Khách hàng vào các chương trình quảng cáo và dịch vụ của Google (i) mà có thể được tiếp cận qua (các) tài khoản được cấp cho Khách hàng liên quan đến Các Điều khoản này hoặc (ii) mà có tích hợp Các Điều khoản này bằng tham chiếu (sau đây gọi chung là, “Các Chương trình”). Vui lòng đọc Các Điều khoản này một cách kỹ lưỡng. Các Điều khoản này yêu cầu sử dụng tố tụng trọng tài cá nhân có giá trị ràng buộc để giải quyết các tranh chấp thay vì xét xử trước hội đồng xét xử hoặc khiếu kiện tập thể. 

1 Các Chương trình. Khách hàng cho phép Google và các công ty liên kết của Google đặt các tài liệu quảng cáo, dữ liệu cập nhật từ nguồn dữ liệu, và công nghệ của Khách hàng (sau đây gọi chung là, “Mục quảng cáo” hay “Mục sáng tạo”) lên bất cứ mục lục hay công cụ trực tuyến nào (gọi riêng là một “Công cụ trực tuyến”) do Google hay các công ty liên kết của Google cung cấp thay mặt cho Google, hoặc, khi thích hợp, cung cấp thay mặt cho một bên thứ ba (sau đây gọi là “Đối tác”). Khách hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với mọi: (i) Mục quảng cáo, (ii) quyết định bán hay định mục tiêu Mục quảng cáo (ví dụ như, các từ khóa) (sau đây gọi là “Các Mục tiêu”), (iii) các điểm đến mà Mục quảng cáo hướng người xem đến đó (ví dụ như các trang đích, các ứng dụng di động) cùng với những đường dẫn URL, điểm mốc và chuyển hướng liên quan (“Các Điểm đến”) và (iv) các dịch vụ và sản phẩm được quảng cáo trên Các Điểm đến (sau đây gọi chung là, “Các Dịch vụ”). Chương trình là một nền tảng quảng cáo theo đó Khách hàng cho phép Google và các công ty liên kết của Google sử dụng các công cụ tự động để định dạng các Mục quảng cáo. Google và các công ty liên kết của Google cũng có thể cung cấp một số tính năng Chương trình tùy chọn nhất định cho Khách hàng để hỗ trợ Khách hàng lựa chọn hoặc tạo ra Các Mục tiêu, Mục quảng cáo, hoặc Các Điểm đến. Khách hàng không không cần phải cho phép phép sử dụng những tính năng tùy chọn này và, nếu thích hợp, có thể đăng ký hoặc hủy đăng ký sử dụng những tính năng này. Tuy nhiên, nếu Khách hàng sử dụng những tính năng này, thì Khách hàng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với Các Mục tiêu, Mục quảng cáo, và Các Điểm đến. Google và các công ty liên kết của Google hay các Đối tác có thể từ chối hoặc xóa bỏ một Mục tiêu, Mục quảng cáo, hay Điểm đến cụ thể vào bất cứ lúc nào vì bất cứ lý do nào hoặc không vì lý do nào. Google và các công ty liên kết của Google có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ Các Chương trình vào bất kỳ lúc nào. Khách hàng thừa nhận rằng Google hay các công ty liên kết của Google có thể tham gia vào các cuộc đấu giá Chương trình để hỗ trợ cho các dịch vụ và sản phẩm của mình. Một số tính năng Chương trình được xác định là “Beta” hay mặt khác là bảo mật hoặc không được hỗ trợ (gọi chung là “Các Tính năng Thử nghiệm”). Khách hàng không được phép tiết lộ bất cứ thông tin nào từ Các Tính năng Thử nghiệm hay các điều khoản hoặc sự tồn tại của bất cứ Tính năng Thử nghiệm nào chưa được công bố ra công chúng.

2 Các Chính sách. Khách hàng hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng Các Chương trình (ví dụ như truy cập vào và sử dụng các tài khoản Chương trình và bảo vệ các tên đăng nhập và mật khẩu) (sau đây gọi là “Sử dụng”). Việc Sử dụng Chương trình phụ thuộc vào các chính sách hiện hành của Google được đăng tải tại www.google.com/ads/policies, và tất cả các chính sách khác do Google thông báo cho Khách hàng, bao gồm các chính sách cho Đối tác, và trong trường hợp được áp dụng, Chính sách về sự chấp thuận của người dùng Google ở Liên minh châu Âu tại privacy.google.com/businesses/userconsentpolicy (trong từng trường hợp, theo như được sửa đổi trong từng thời điểm, sau đây gọi là “Các Chính sách”). Khách hàng cũng cho phép Google sửa đổi các Mục quảng cáo như được mô tả trong Các Chính sách. Liên quan đến Chương trình, Google sẽ tuân thủ Chính sách của Google về Quyền riêng tư được đăng tải tại google.com/policies/privacy (như được sửa đổi trong từng thời điểm). Trong trường hợp việc Sử dụng Chương trình thuộc phạm vi, Google và Khách hàng đồng ý, tùy trường hợp áp dụng, với (i) Các Điều khoản về bảo vệ dữ liệu của bên kiểm soát – bên kiểm soát Google Ads tại privacy.google.com/businesses/controllerterms; hoặc (ii) Các Điều khoản về xử lý dữ liệu Google Ads đăng tại privacy.google.com/businesses/processorterms (gọi chung là “Các Điều khoản về Bảo vệ Dữ liệu của Liên minh châu Âu”). Google sẽ không sửa đổi Các Điều khoản về Bảo vệ Dữ liệu của Liên minh châu Âu, trừ trường hợp được Các Điều khoản về Bảo vệ Dữ liệu của Liên minh châu Âu cho phép rõ ràng. Khách hàng sẽ không, và sẽ không cho phép bất cứ bên thứ ba nào, (i) tạo ra những hiển thị, yêu cầu, nhấp hay chuyển đổi tự động, gian lận hay không hợp lệ nào khác, (ii) che giấu những chuyển đổi của Chương trình khi cần thiết phải tiết lộ, (iii) sử dụng bất cứ phương tiện hay dạng thức thu thập hay trích xuất dữ liệu tự động nào để truy cập, truy vấn hay bằng cách khác thu thập những thông tin liên quan đến quảng cáo của Google từ bất kỳ Công cụ trực tuyến nào trừ khi được Google cho phép rõ ràng, hoặc (iv) nỗ lực can thiệp vào hoạt động của Các Chương trình. Khách hàng sẽ chuyển các thông tin liên lạc về các Mục quảng cáo trên các Công cụ trực tuyến của Đối tác theo Các Điều khoản này chỉ cho Google.

3 Triển khai quảng cáo. (a) Khách hàng sẽ không cung cấp các Mục quảng cáo có chứa hoặc kết nối đến các phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp, phần mềm không mong muốn hay bất cứ mã độc nào khác hay được biết là vi phạm hay phá vỡ bất kỳ biện pháp an ninh Chương trình nào. (b) Khách hàng chỉ được phép sử dụng máy chủ Quảng cáo cho mục đích cung cấp hay theo dõi các Mục quảng cáo theo Các Chương trình để cho phép bên thứ ba triển khai Quảng cáo và chỉ khi máy chủ Quảng cáo đã được Google cho phép tham gia vào Chương trình. Google sẽ cài đặt các thẻ máy chủ Quảng cáo của Khách hàng để các thẻ này hoạt động. (c) Đối với Mục quảng cáo hiển thị trực tuyến được tính hóa đơn trên cơ sở CPM hoặc vCPM (sau đây gọi là “Các Quảng cáo Hiển thị”), nếu số đếm lần hiển thị thực tế của Google (sau đây gọi là “IC”) cho một Chương trình cao hơn 10% trong giai đoạn tính hóa đơn so với IC máy chủ Quảng cáo từ bên thứ ba của Khách hàng (sau đây gọi là “3PAS”), thì Khách hàng sẽ hỗ trợ các nỗ lực điều hòa giữa Google và 3PAS. Nếu độ sai lệch này không được giải quyết, biện pháp khắc phục duy nhất dành cho Khách hàng là đưa ra yêu cầu bồi thường trong vòng 60 ngày kể từ ngày ghi trên hóa đơn (“Thời hạn Yêu cầu Bồi thường”). Nếu Google quyết định rằng yêu cầu bồi thường là hợp lệ, thì Goolge sẽ gửi cho Khách hàng tín dụng quảng cáo bằng với (90% IC của Google trừ đi IC của 3PAS), nhân với CPM hoặc vCPM trung bình của chiến dịch được báo cáo do Google thực hiện, tùy trường hợp áp dụng, trong giai đoạn tính hóa đơn. Khách hàng phải sử dụng bất kỳ tín dụng quảng cáo nào được cấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày cấp (“Thời hạn sử dụng”) và Google có thể đình chỉ việc Khách hàng sử dụng nhà cung cấp 3PAS đó và có thể đình chỉ hoặc làm vô hiệu hiệu lực của các quy định giải quyết độ sai lệch nêu trên của Mục này đối với nhà cung cấp 3PAS đó. Các tiêu chuẩn đo đếm từ 3PAS, mà các thẻ máy chủ Quảng cáo của 3PAS này được cung cấp cho Google, sẽ được sử dụng trong các tính toán để giải quyết độ sai lệch nêu trên. Google có thể yêu cầu 3PAS trực tiếp cung cấp các hồ sơ về độ sai lệch đó cho Google. Khách hàng sẽ không được cấp tín dụng đối với những sai lệch do 3PAS không có khả năng triển khai các Mục quảng cáo.

4 Kiểm thử. Khách hàng cho phép Google và các công ty liên kết của Google kiểm thử định kỳ mà những lần kiểm thử đó có thể ảnh hưởng đến việc Khách hàng Sử dụng Các Chương trình, bao gồm định dạng Quảng cáo, Các Mục tiêu, Các Điểm đến, chất lượng, xếp hạng, hiệu suất, giá cả, và các điều chỉnh thời gian đấu giá. Để đảm bảo tính đúng lúc và hiệu lực của kết quả kiểm thử, Khách hàng cho phép Google thực hiện những lần kiểm thử nêu trên mà không cần thông báo hoặc trả thù lao cho Khách hàng.

5 Hủy bỏ quảng cáo. Trừ khi có một Chính sách, giao diện người sử dụng của Chương trình, hay có một thỏa thuận tham chiếu Các Điều khoản này (sau đây gọi là “IO”) quy định khác đi, một trong hai bên có thể hủy bỏ bất kỳ Mục quảng cáo nào vào bất cứ lúc nào trước thời điểm diễn ra sớm hơn giữa thời điểm đấu giá hay thời điểm đặt Quảng cáo, nhưng nếu Khách hàng hủy bỏ một Mục quảng cáo sau ngày cam kết do Google quy định (ví dụ như một chiến dịch căn cứ theo yêu cầu đặt trước), thì Khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với bất kỳ khoản phí hủy bỏ nào mà Google thông báo cho Khách hàng, và Mục quảng cáo có thể vẫn được đăng tải. Thông thường các Mục quảng cáo bị hủy bỏ sẽ dừng hiển thị trong vòng 8 giờ làm việc hoặc như được mô tả trong Chính sách hay IO, và Khách hàng vẫn có nghĩa vụ phải thanh toán mọi khoản phí phát sinh từ các Mục quảng cáo đã triển khai (ví dụ như các khoản phí dựa theo sự chuyển đổi). Khách hàng phải thực hiện việc hủy bỏ các Mục quảng cáo (i) trực tuyến qua tài khoản của Khách hàng, nếu có tính năng hủy bỏ, (ii) nếu tính năng hủy bỏ quảng cáo không có sẵn thì phải thông báo cho Google bằng cách gửi email tới đại diện quản lý tài khoản của Khách hàng hoặc (iii) nếu tính năng hủy bỏ quảng cáo không có sẵn và Khách hàng không có đại diện quản lý tài khoản, thì phải thông báo cho Google qua email tới địa chỉ adwords-support@google.com (sau đây gọi chung là “Tiến trình Hủy bỏ Quảng cáo”). Khách hàng sẽ không được giải phóng khỏi bất cứ nghĩa vụ thanh toán nào đối với Mục quảng cáo không được gửi hay được gửi bởi Khách hàng sau ngày đến hạn do Google quy định. Google sẽ không chịu sự ràng buộc bởi một IO do Khách hàng cung cấp.

6 Bảo đảm, các Quyền, và Nghĩa vụ. Khách hàng đảm bảo rằng (a) Khách hàng nắm giữ, và thông qua đây cấp cho Google, các công ty liên kết và Đối tác của Google, các quyền đối với các Mục quảng cáo, Các Điểm đến và Mục tiêu để Google, các công ty liên kết và các Đối tác của Google vận hành Các Chương trình của Google (bao gồm, trong trường hợp đối với dữ liệu cập nhật từ nguồn dữ liệu, sau khi Khách hàng ngưng sử dụng Các Chương trình),  và (b) mọi thông tin và sự ủy quyền do Khách hàng cung cấp là đầy đủ, chính xác và hiện hành. Khách hàng cho phép Google và các công ty liên kết của Google tự động hóa quá trình truy xuất và phân tích, và tạo lập các quyền ủy nhiệm kiểm thử để truy cập Các Điểm đến cho các mục đích của Các Chương trình. Bằng việc cung cấp bất kỳ số điện thoại di động hoặc số điện thoại khác cho Google liên quan đến Các Chương trình, Khách hàng cho phép Google, các công ty liên kết của Google và người thay mặt của  Google và các công ty liên kết của Google gọi và gửi tin nhắn văn bản (phí tiêu chuẩn cho việc sử dụng dữ liệu hoặc gửi tin nhắn có thể áp dụng) tới các số điện thoại được cung cấp, bao gồm bằng hệ thống quay đố điện thoại tự động, cho các mục đích của Các Chương trình. Tuy nhiên, Google sẽ không dựa vào sự cho phép này để tiến hành thực hiện các cuộc gọi quay số tự động hoặc gửi các tin nhắn văn bản vì mục đích tiếp thị. Khách hàng còn cho phép Google, các công ty liên kết của Google và người thay mặt của  Google và các công ty liên kết của Google gửi email đến Khách hàng cho các mục đích của Các Chương trình. Khách hàng đảm bảo rằng mình được ủy quyền hành động thay mặt, và chịu ràng buộc vào Các Điều khoản này, cho từng bên thứ ba, nếu có, mà Khách hàng quảng cáo cho họ liên quan tới Các Điều khoản này (sau đây gọi là “Bên quảng cáo”) và bất kỳ các dẫn chiếu nào đến Khách hàng trong Các Điều khoản này cũng sẽ áp dụng cho Bên quảng cáo, tùy trường hợp áp dụng. Nếu vì bất cứ lý do gì mà Khách hàng không ràng buộc Bên quảng cáo vào Các Điều khoản này, Khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào mà Bên quảng cáo phải thực hiện theo các Điều khoản này nếu họ bị ràng buộc bởi Các Điều khoản này. Nếu Khách hàng đang tự thay mặt mình sử dụng một Chương trình để quảng cáo, thì cho việc sử dụng đó Khách hàng sẽ vừa được xem là Khách hàng vừa là Bên quảng cáo. Khách hàng sẽ cung cấp cho Bên quảng cáo dữ liệu báo cáo không ít hơn một tháng một lần, theo đó cho biết số tiền chính xác được chi cho Google và hiệu suất quảng cáo (với một mức chi phí tối thiểu, các lần nhấp trỏ và các lần hiển thị của người sử dụng trên tài khoản của Bên quảng cáo đó) ở một vị trí nổi bật hợp lý. Theo yêu cầu của Bên quảng cáo, Google có thể chia sẻ thông tin cụ thể về Bên quảng cáo với Bên quảng cáo.

7 Bồi thường. Đối với Các Quảng cáo Hiển thị dựa theo giao dịch đặt trước, đến cuối chiến dịch Google sẽ hoàn tất thực hiện cho hiển thị đủ tổng số lượng các Quảng cáo Hiển thị đã được thỏa thuận, nhưng nếu Google không thực hiện đủ, thì biện pháp sửa chữa duy nhất dành cho Khách hàng là đưa ra yêu cầu bồi thường trong Thời hạn Yêu cầu Bồi thường. Nếu Google xác nhận tính chính xác của yêu cầu bồi thường thì Google sẽ không thu phí Khách hàng đối với những Quảng cáo Hiển thị chưa được thực hiện hoặc nếu Khách hàng đã thanh toán rồi thì theo tùy nghi quyết định hợp lý của Google, Google sẽ áp dụng giải pháp (i) cấp tín dụng quảng cáo mà Khách hàng phải sử dụng trong Thời hạn sử dụng, (ii) đặt các Quảng cáo Hiển thị ở vị trí mà Google cho rằng tương ứng trong vòng 60 ngày kể từ ngày Google xác nhận tính chính xác của yêu cầu bồi thường hoặc (iii) kéo dài thời hạn của chiến dịch. Google không thể đảm bảo rằng bất kỳ Mục quảng cáo theo đấu giá nào sẽ được thực hiện và do đó việc bồi thường không áp dụng đối với các Mục quảng cáo theo đấu giá.

8 Thanh toán. Khách hàng sẽ thanh toán mọi chi phí phát sinh liên quan đến Chương trình, bằng phương thức thanh toán được Google chấp thuận cho Khách hàng đó (được sửa đổi trong từng thời điểm), trong khoảng thời gian hợp lý về phương diện thương mại do Google quy định (ví dụ như trong giao diện người sử dụng Chương trình, hoặc IO). Các trường hợp thanh toán chậm sẽ phải chịu lãi theo mức lãi suất là 1,5% mỗi tháng (hoặc mức cao nhất được luật pháp cho phép, nếu lãi suất cao nhất được pháp luật cho phép thấp hơn 1,5%). Các khoản phí chưa bao gồm thuế. Khách hàng sẽ phải thanh toán (i) tất cả các khoản thuế và các khoản thu khác của chính phủ và (ii) các khoản chi phí hợp lý và các khoản phí luật sư mà Google phải chi để thu hồi các khoản thanh toán chậm không bị tranh chấp một cách trung thực. Các khoản phí thu căn cứ vào các tiêu chí lập hóa đơn theo Chương trình được áp dụng (ví dụ: dựa trên các lần nhấp trỏ, các lần hiển thị, hoặc những chuyển đổi). Bất cứ phần phí nào không bị tranh chấp một cách trung thực đều phải được thanh toán đầy đủ. Không bên nào được phép bù trừ bất cứ khoản đến hạn phải thanh toán nào theo Các Điều khoản này vào bất cứ khoản thanh toán nào khác phải thực hiện theo Các Điều khoản này. Google có thể tự mình quyết định kéo dài, điều chỉnh hoặc thu hồi tín dụng vào bất cứ lúc nào. Google không có nghĩa vụ phải thực hiện hiển thị bất kỳ Mục quảng cáo nào vượt quá mức tín dụng. Nếu Google không thực hiện hiển thị các Mục quảng cáo cho Các Mục tiêu hoặc Điểm đến đã chọn thì biện pháp sửa chữa duy nhất dành cho Khách hàng là đưa ra yêu cầu bồi thường đối với các tín dụng quảng cáo trong Thời hạn Yêu cầu Bồi thường, sau đó Google sẽ cấp các tín dụng sau khi xác thực yêu cầu bồi thường và các tín dụng đó phải được sử dụng trong Thời hạn Sử dụng. Khách hàng hiểu rằng các bên thứ ba có thể tạo các lần hiển thị hoặc nhấp trỏ trên các Mục quảng cáo của Khách hàng cho những mục đích bị nghiêm cấm hay không hợp lệ, và nếu chuyện đó xảy ra, biện pháp sửa chữa duy nhất dành cho Khách hàng là đưa ra yêu cầu bồi thường đối với các tín dụng quảng cáo trong Thời hạn Yêu cầu Bồi thường, sau đó Google sẽ cấp các tín dụng sau khi đã xác thực yêu cầu bồi thường và các tín dụng đó phải được sử dụng trong Thời hạn Sử dụng. TRONG PHẠM VI TOÀN DIỆN NHẤT ĐƯỢC LUẬT PHÁP CHO PHÉP, (A) KHÁCH HÀNG TỪ BỎ MỌI YÊU CẦU BỒI THƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN BẤT CỨ KHOẢN PHÍ NÀO CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRỪ KHI YÊU CẦU BỒI THƯỜNG ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG THỜI HẠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ (B) VIỆC CẤP CÁC TÍN DỤNG QUẢNG CÁO (NẾU CÓ) LÀ HOÀN TOÀN TÙY THUỘC VÀO QUYẾT ĐỊNH CỦA GOOGLE VÀ NẾU ĐƯỢC CẤP, CÁC TÍN DỤNG QUẢNG CÁO ĐÓ PHẢI ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THỜI HẠN SỬ DỤNG.

9 Khước từ trách nhiệm. TRONG PHẠM VI TOÀN DIỆN NHẤT ĐƯỢC LUẬT PHÁP CHO PHÉP, GOOGLE, ĐẠI DIỆN CHO CHÍNH MÌNH VÀ CÁC ĐỐI TÁC VÀ CÔNG TY LIÊN KẾT CỦA GOOGLE, KHƯỚC TỪ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI VÀ LOẠI TRỪ TẤT CẢ CÁC ĐIỀU KIỆN, CAM ĐOAN, BẢO ĐẢM VÀ BẢO HÀNH, CHO DÙ LÀ NGỤ Ý, BẮT BUỘC HOẶC HÌNH THỨC KHÁC, BAO GỒM ĐỐI VỚI VIỆC KHÔNG VI PHẠM, CHẤT LƯỢNG HÀI LÒNG, KHẢ NĂNG BÁN ĐƯỢC VÀ TÍNH PHÙ HỢP ĐỐI VỚI BẤT CỨ MỤC ĐÍCH NÀO, CŨNG NHƯ BẤT KỲ CÁC ĐIỀU KHOẢN NGỤ Ý NÀO PHÁT SINH TỪ BẤT KỲ QUÁ TRÌNH GIAO DỊCH HOẶC SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI NÀO MÀ KHÔNG ĐƯỢC NÊU RÕ TRONG THỎA THUẬN NÀY. TRONG PHẠM VI TOÀN DIỆN NHẤT ĐƯỢC LUẬT PHÁP CHO PHÉP VÀ TRỪ KHI ĐƯỢC NÊU RÕ TRONG THỎA THUẬN NÀY, NHỮNG CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ GOOGLE, CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT CỦA GOOGLE, VÀ CỦA CÁC ĐỐI TÁC ĐỀU ĐƯỢC CUNG CẤP “NHƯ NGUYÊN TRẠNG,” “NHƯ SẴN CÓ” VÀ “VỚI TẤT CẢ CÁC LỖI” VÀ KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG NHỮNG CÔNG CỤ TRỰC TUYẾN NÀY VỚI RỦI RO HOÀN TOÀN CỦA KHÁCH HÀNG (VÀ CỦA BẤT KỲ BÊN QUẢNG CÁO NÀO) TỰ CHỊU VÀ CẢ GOOGLE VÀ CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT HAY CÁC ĐỐI TÁC CỦA GOOGLE KHÔNG ĐƯA RA BẤT CỨ BẢO ĐẢM NÀO LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHƯƠNG TRÌNH HAY CÁC KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH. TRONG PHẠM VI TOÀN DIỆN NHẤT ĐƯỢC LUẬT PHÁP CHO PHÉP, GOOGLE KHÔNG ĐƯA RA CAM KẾT SẼ THÔNG BÁO CHO KHÁCH HÀNG VỀ CÁC KHIẾM KHUYẾT HOẶC SAI SÓT.

10 Giới hạn trách nhiệm pháp lý. NGOẠI TRỪ PHẦN 11 VÀ NHỮNG VI PHẠM CỦA KHÁCH HÀNG TRONG CÁC PHẦN 3(A), 14(E) HOẶC CÂU CUỐI CÙNG CỦA PHẦN 1, ĐỐI VỚI PHẠM VI TOÀN DIỆN NHẤT ĐƯỢC LUẬT PHÁP CHO PHÉP BẤT KỂ NGUYÊN LÝ VÀ LOẠI YÊU CẦU BỒI THƯỜNG: (a) CẢ GOOGLE HAY KHÁCH HÀNG HOẶC CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT TƯƠNG ỨNG CỦA GOOGLE VÀ CỦA KHÁCH HÀNG KHÔNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM THEO CÁC ĐIỀU KHOẢN NÀY HAY PHÁT SINH TỪ HOẶC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC THI CÁC ĐIỀU KHOẢN NÀY ĐỐI VỚI BẤT CỨ THIỆT HẠI NÀO NGOÀI NHỮNG THIỆT HẠI TRỰC TIẾP, NGAY CẢ KHI BÊN ĐÓ NHẬN BIẾT ĐƯỢC HAY ĐÁNG LẼ PHẢI BIẾT RẰNG NHỮNG LOẠI THIỆT HẠI KHÁC NÊU TRÊN CÓ THỂ XẢY RA VÀ NGAY CẢ KHI NHỮNG THIỆT HẠI TRỰC TIẾP KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC MỘT BIỆN PHÁP SỬA CHỮA; VÀ (b) NGOÀI NHỮNG NGHĨA VỤ THANH TOÁN CỦA KHÁCH HÀNG THEO CÁC ĐIỀU KHOẢN NÀY, CẢ GOOGLE HAY KHÁCH HÀNG HOẶC CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT TƯƠNG ỨNG CỦA GOOGLE VÀ CỦA KHÁCH HÀNG ĐỀU KHÔNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI THEO CÁC ĐIỀU KHOẢN NÀY HOẶC PHÁT SINH TỪ HAY LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC THI CÁC ĐIỀU KHOẢN NÀY CHO BẤT KỲ SỰ KIỆN CỤ THỂ NÀO HOẶC HÀNG LOẠT CÁC SỰ KIỆN LIÊN THÔNG CÙNG NHAU VỚI TỔNG GIÁ TRỊ NHIỀU HƠN SỐ TIỀN MÀ KHÁCH HÀNG PHẢI TRẢ CHO GOOGLE THEO CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG BA MƯƠI NGÀY TRƯỚC NGÀY MÀ HÀNH ĐỘNG ĐẦU TIÊN DẪN TỚI YÊU CẦU BỒI THƯỜNG.

11 Bồi hoàn. Khách hàng sẽ bảo vệ, và bồi hoàn cho Google, các Đối tác, các đại lý, các công ty liên kết, và các bên cấp quyền sử dụng của Google đối với tất cả các trách nhiệm, bồi thường thiệt hại, tổn thất, chi phí, các khoản phí (bao gồm các khoản phí cho luật sự), và các chi phí liên quan đến bất kỳ cáo buộc nào của bên thứ ba hay thủ tụng tố tụng pháp lý trong trường hợp phát sinh từ hoặc liên quan đến các Mục quảng cáo, Mục tiêu, Các Điểm đến, Các Dịch vụ, việc Sử dụng hoặc bất kỳ vi phạm nào của Khách hàng đối với Các Điều khoản này. Các Đối tác là những bên thụ hưởng thứ ba dự kiến của Phần này.

12 Thay đổi Các Điều khoản. Google có thể thực hiện những thay đổi không đáng kể đối với Các Điều khoản này vào bất cứ lúc nào mà không cần thông báo, nhưng Google sẽ thông báo trước về bất kỳ những thay đổi quan trọng nào đối với Các Điều khoản này. Các Điều khoản sẽ được đăng tải tại www.google.com/ads/terms.  Những thay đổi đối với Các Điều khoản sẽ không được áp dụng hồi tố và sẽ có hiệu lực sau 7 ngày tính từ ngày được đăng tải. Tuy nhiên, những thay đổi được thực hiện vì các lý do pháp lý sẽ có hiệu lực tức thì sau khi có thông báo. Một trong các bên có thể chấm dứt Các Điều khoản này vào bất cứ lúc nào bằng cách thông báo cho bên còn lại, nhưng (i) các chiến dịch quảng cáo không bị hủy bỏ theo Phần 5 và các chiến dịch quảng cáo mới vẫn có thể chạy và được bảo lưu và (ii) việc tiếp tục Sử dụng Chương trình, trong từng trường hợp, phải chịu sự chi phối của các điều khoản và điều kiện hiện hành của Google đối với Các Chương trình (hiện được đăng tải trên www.google.com/ads/terms). Google có thể đình chỉ khả năng tham gia của Khách hàng vào các Chương trình vào bất cứ lúc nào. Trong mọi trường hợp, việc chạy bất cứ chiến dịch quảng cáo nào của Khách hàng sau khi chấm dứt Các Điều khoản là hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Google.

13 THỎA THUẬN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

A.  Thương lượng.  Trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh từ hoặc liên quan đến Các Điều khoản này (mỗi tranh chấp đó gọi là một “Tranh chấp”), các bên sẽ nỗ lực trên tinh thần thiện chí để giải quyết Tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về Tranh chấp từ bên kia. Nếu các bên không thể hoặc không sẵn lòng giải quyết Tranh chấp trong thời gian đó, Tranh chấp sẽ được quyết định chung thẩm bằng tố tụng trọng tài do Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp (“ICDR”) điều hành theo các Quy tắc Tố tụng Trọng tài Quốc tế của ICDR (sau đây gọi là “Các Quy tắc”).  Thỏa thuận thực hiện tố tụng trọng tài này được dự kiến sẽ được giải thích rộng rãi và, trong số các yêu cầu khác, áp dụng đối với bất kỳ yêu cầu nào được đưa ra bởi hoặc chống lại (i) Google, các công ty liên kết của Google cung cấp các Chương trình cho Khách hàng hoặc Bên quảng cáo, các công ty mẹ của Google, và các cán bộ, giám đốc, nhân viên, người thay mặt, người tiền nhiệm, người kế thừa và bên nhận chuyển giao tương ứng của các tổ chức này và (ii) Khách hàng hoặc Bên quảng cáo, các công ty liên kết và các công ty mẹ của Khách hàng hoặc Bên quảng cáo và các cán bộ, giám đốc, nhân viên, người thay mặt, người tiền nhiệm, người kế thừa và bên nhận chuyển giao tương ứng của các tổ chức này.

B.  Quy trình tố tụng trọng tài.  Địa điểm tố tụng trọng tài sẽ là Hạt Santa Clara, Tiểu bang California. Tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành trước một hội đồng trọng tài gồm ba trọng tài viên. (Các) nguyên đơn sẽ chọn một trọng tài viên của hội đồng trọng tài theo Các Quy tắc, và (các) bị đơn sẽ cùng chọn trọng tài viên thứ hai theo Các Quy tắc.  Nếu các bên không thỏa thuận được về trọng tài viên thứ ba (sau đây gọi là “Chủ tịch”) trong vòng 20 ngày kể từ ngày xác nhận trọng tài viên thứ hai, ICDR sẽ chỉ định Chủ tịch theo Các Quy tắc. Tố tụng trọng tài sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh. Trừ trường hợp pháp luật có thể quy định khác đi, sự tồn tại, nội dung hoặc kết quả của bất kỳ tố tụng trọng tài nào, bao gồm bất kỳ tài liệu hoặc bằng chứng nào được đưa ra, sẽ được tuyệt đối bảo mật. Quyết định của các trọng tài viên sẽ là chung thẩm và có giá trị ràng buộc và phán quyết đối với bất kỳ quyết định nào do các trọng tài viên đưa ra có thể được nộp lên bất kỳ tòa án có thẩm quyền tài phán nào đối với các quyết định đó. Các trọng tài viên sẽ không bị ràng buộc bởi các phán quyết trong các thủ tục tố tụng trọng tài khác mà Khách hàng hoặc Bên quảng cáo không phải là một bên. Các trọng tài viên sẽ có quyền hạn đưa ra tuyên bố xác định quyền hoặc biện pháp ngăn chặn khẩn cấp, cho dù là tạm thời hoặc chung thẩm, chỉ vì lợi ích của cá nhân bên xin biện pháp ngăn chặn và chỉ trong chừng mực cần thiết để cung cấp biện pháp ngăn chặn được biện minh bởi yêu cầu của cá nhân bên đó mà không ảnh hưởng đến những người dùng Google khác hoặc các Khách hàng hoặc các Bên quảng cáo khác, và bất kỳ biện pháp tạm thời nào theo lệnh của các trọng tài viên có thể được thực thi bởi bất kỳ tòa án nào có thẩm quyền tài phán. Không quy định nào trong Các Điều khoản này sẽ ngăn chặn một trong hai bên tìm kiếm biện pháp ngăn chặn tạm thời hoặc sơ bộ được cá nhân hóa từ bất kỳ tòa án có thẩm quyền tài phán nào, và bất kỳ đơn yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời hoặc sơ bộ được cá nhân hóa như trên sẽ không được xem là không tương thích với thỏa thuận về tố tụng trọng tài hoặc là sự từ bỏ quyền tham gia tố tụng trọng tài.

C.  Không tố tụng trọng tài tập thể.  KHÁCH HÀNG, BÊN QUẢNG CÁO VÀ GOOGLE THỎA THUẬN RẰNG TỪNG BÊN CÓ THỂ ĐƯA RA CÁC YÊU CẦU CHỐNG LẠI BÊN KIA CHỈ TRONG TƯ CÁCH CÁ NHÂN, VÀ KHÔNG PHẢI TRONG TƯ CÁCH LÀ MỘT NGUYÊN ĐƠN HOẶC THÀNH VIÊN CỦA MỘT TẬP THỂ TRONG BẤT KỲ TỔ TỤNG TẬP THỂ , ĐẠI DIỆN HOẶC ỦY QUYỀN VÌ LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG.  Google, Khách hàng và Bên quảng cáo thỏa thuận rằng, bằng việc ký kết thỏa thuận tố tụng trọng tài này, Google, Khách hàng và Bên quảng cáo từ bỏ quyền tương ứng của mình đối với việc được xét xử bởi hội đồng xét xử hoặc tham gia hành động pháp lý tập thể hoặc đại diện.  Trừ khi tất cả các bên bị ảnh hưởng thỏa thuận khác đi bằng văn bản, các trọng tài viên không được chủ tọa bất kỳ hình thức tố tụng đại diện hoặc tập thể nào.  Nếu tòa án quyết định rằng pháp luật áp dụng không cho phép việc thực thi bất kỳ hạn chế nào trong tiểu mục này đối với một yêu cầu chế tài cụ thể, thì yêu cầu đó (và chỉ yêu cầu đó) phải được tách rời khỏi tố tụng trọng tài và có thể được đưa ra tòa án. 
 

14 Các Điều khoản khác. (a) TẤT CẢ CÁC YÊU CẦU PHÁT SINH TỪ HOẶC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐIỀU KHOẢN HOẶC CÁC CHƯƠNG TRÌNH SẼ CHỊU SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT BANG CALIFORNIA, LOẠI TRỪ CÁC QUY TẮC CỦA BANG CALIFORNIA ĐỐI VỚI XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT, TRỪ TRƯỜNG HỢP PHÁP LUẬT BANG CALIFORNIA TRÁI VỚI HOẶC CÓ MỨC ƯU TIÊN THẤP HƠN PHÁP LUẬT LIÊN BANG HOA KỲ. (b) TRỪ TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI PHẦN 13, CHỈ TRONG TRƯỜNG HỢP PHẦN 13 KHÔNG ĐƯỢC THI HÀNH VỀ MỘT YÊU CẦU HOẶC TRANH CHẤP CỤ THỂ, TẤT CẢ CÁC YÊU CẦU PHÁT SINH TỪ HOẶC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC ĐIỀU KHOẢN NÀY HOẶC CÁC CHƯƠNG TRÌNH SẼ CHỈ ĐƯỢC KHỞI KIỆN CHỈ TẠI CÁC TÒA ÁN LIÊN BANG HOẶC TÒA ÁN BANG CỦA HẠT SANTA CLARA, TIỂU BANG CALIFORNIA; CÁC BÊN ĐỒNG Ý VỚI QUYỀN TÀI PHÁN CÁ NHÂN TRONG CÁC TÒA ÁN NÀY.  (c) Khách hàng sẽ không tìm kiếm trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào được nộp trong khoảng thời gian Các Điều khoản này có hiệu lực, và trong một năm sau khi Các Điều khoản này chấm dứt dưới hình thức nào, một biện pháp ngăn chặn dựa trên sự vi phạm bằng sáng chế liên quan đến Các Chương trình. (d) Các Điều khoản này là toàn bộ thỏa thuận của các bên liên quan đến đối tượng của các Điều khoản này và thay thế bất cứ thỏa thuận nào trước đây hoặc hiện thời về những đối tượng đó. (e) Khách hàng không được phép đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào về mối quan hệ được đề cập bởi Các Điều khoản này (trừ khi luật pháp yêu cầu). (f) Tất cả các thông báo về chấm dứt hay vi phạm, hoặc theo Phần 13 sẽ phải được thể hiện bằng văn bản và gửi tới Phòng Pháp Chế của bên kia (hoặc nếu không rõ bên kia có Phòng Pháp Chế hay không thì phải gửi tới người liên hệ chính của bên kia hoặc địa chỉ khác theo hồ sơ). Địa chỉ email để gửi các thông báo cho Phòng Pháp Chế của Google là legal-notices@google.com. Mọi thông báo khác gửi đến Khách hàng sẽ được thể hiện bằng văn bản và gửi tới địa chỉ email liên kết với tài khoản của Khách hàng. Mọi thông báo khác gửi đến Google phải được thể hiện bằng văn bản và gửi tới người liên hệ chính của Khách hàng tại Google hoặc bằng phương thức khác được Google dành sẵn. Thông báo sẽ được xem như đã được gửi ngay khi nhận được, theo như được xác nhận bằng văn bản hoặc bằng các phương thức điện tử. Những yêu cầu về thông báo này không áp dụng đối với tống đạt trát tòa vốn chịu sự chi phối bởi luật pháp hiện hành. (g) Ngoại trừ những sửa đổi mà Google thực hiện đối với Các Điều khoản này theo Phần 12, bất kỳ sửa đổi nào đều phải được cả hai bên đồng thuận và phải tuyên bố rõ ràng rằng nội dung đó sửa đổi cho Các Điều khoản này. Không bên nào sẽ được coi là đã từ bỏ bất cứ quyền nào bằng cách không thực hiện (hay bằng cách trì hoãn việc thực hiện) bất kỳ quyền nào theo Các Điều khoản này. Ngoại trừ trường hợp quy định tại Phần 13(C), nếu bất cứ điều khoản nào trong Các Điều khoản này được quyết định là không thể thi hành được, thì điều khoản đó sẽ bị tách rời và phần còn lại của Các Điều khoản sẽ vẫn còn đầy đủ hiệu lực thi hành. (h) Không bên nào có thể chuyển giao bất kỳ phần nào của Các Điều khoản này khi chưa có sự đồng thuận bằng văn bản của bên còn lại trừ trường hợp là (A) Google có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần các quyền và/hoặc các nghĩa vụ của Google theo Các Điều khoản này cho công ty liên kết nếu Google đã thông báo cho Khách hàng về việc chuyển giao đó, và (B) Khách hàng có thể chuyển giao toàn bộ các quyền và các nghĩa vụ của Khách hàng theo Các Điều khoản này cho công ty liên kết nhưng chỉ khi (I) bên nhận chuyển giao đồng ý bằng văn bản là chịu ràng buộc theo Các Điều khoản này, (II) Khách hàng vẫn chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ theo Các Điều khoản này nếu bên nhận chuyển giao không thực hiện các nghĩa vụ theo Các Điều khoản này, và (III) Khách hàng đã thông báo cho Google về việc chuyển giao đó. Bất cứ nỗ lực chuyển giao hay chuyển nhượng nào khác đều không có hiệu lực. (i) Trừ khi được thể hiện rõ ràng trong Phần 11 và 13, không có bên thụ hưởng thứ ba nào đối với Các Điều khoản này. (j) Các Điều khoản này không tạo nên bất cứ mối quan hệ đại lý, đối tác hay liên doanh nào giữa các bên. (k) Các Phần 1 (chỉ câu cuối cùng) và từ 8 tới hết 14 sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực sau khi Các Điều khoản này chấm dứt. (l) Ngoại trừ những nghĩa vụ thanh toán, không bên nào hay các công ty liên kết của bên đó phải chịu trách nhiệm đối với việc không thực hiện hay chậm trễ thực hiện trong trường hợp gây ra do những tình huống vượt quá khả năng kiểm soát hợp lý của bên đó. (m) Nếu Các Điều khoản này được cung cấp bằng tiếng Anh và bất kỳ ngôn ngữ nào khác, thì bản tiếng Anh sẽ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn.

Ngày 01 tháng 9 năm 2017

Được tạo bởi Blogger.

Bài đăng tiêu biểu